Một hàm răng đẹp được xem là một trong những quy chuẩn của thẩm mỹ mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được. Một trong những phương pháp giúp cho nụ cười của bạn hoàn thiện hơn mà vẫn giữ được răng thật của mình chính là niềng răng. Nhưng niềng răng có đau không vẫn luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều người khi có ý định chỉnh nha. Trong bài viết này, Nha khoa Cẩm Tú sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề niềng răng có đau không và giai đoạn nào là đau nhất khi niềng răng.
Mục lục
Niềng răng là gì? Lợi ích của niềng răng
Niềng răng là phương pháp điều trị chỉnh nha nhằm sửa chữa các khuyết điểm về răng miệng, cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng.
Cụ thể, niềng răng sử dụng mắc cài kim loại hoặc mắc cài trong suốt để tác động lực từ từ di chuyển các răng lệch vị trí về đúng vị trí mong muốn. Quá trình này có thể kéo dài từ 1-3 năm tuỳ thuộc mức độ lệch răng cần điều trị.
Một số trường hợp được bác sĩ khuyên nên niềng răng như sau:
- Răng thưa
- Răng chen chúc
- Răng cắn chéo (răng sau hoặc răng cửa)
- Răng móm
- Răng hô
- Răng hở
- Răng chìa
Niềng răng có thể điều chỉnh vẹo lệch răng, khắc phục tình trạng hàm răng hô móm, răng mọc chồng chéo, cắn chéo. Ngoài ra, niềng răng còn giúp phẫu thuật các trường hợp răng thưa, cười hở lợi hay các khoảng trống giữa răng gây mất thẩm mỹ. Cuối cùng, sau khi hoàn thành quá trình điều trị, hàm răng sẽ được căn chỉnh chuẩn xác, các răng đều đặn và đều đẹp hơn, tạo nên nụ cười tươi tắn và tự tin.
Ngoài ra, một số những lợi ích chính của việc niềng răng mang lại có thể kể đến như:
Cải thiện thẩm mỹ răng miệng
Niềng răng giúp cải thiện các khuyết điểm như răng thưa, móm, vẩu,... từ đó tạo nụ cười đẹp và đều hơn.
Nâng cao chức năng ăn nhai
Niềng răng giúp bạn phục hồi được khả năng cắn, nhai hiệu quả nhờ các răng được sắp xếp đúng vị trí thông thường.
Dễ vệ sinh răng miệng
Như bạn đã biết, việc răng không đều và chen chúc nhau sẽ khiến cho thức ăn dễ dàng tích tụ và mắc vào các kẽ răng, dẫn đến việc khó vệ sinh răng miệng. Sau khi niềng, khi răng của bạn đều hơn sẽ giúp tránh tích tụ các thức ăn dư thừa, làm giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu.
Tăng sự tự tin
Một nụ cười đẹp sẽ tạo cho bạn sự tin khi giao tiếp, thoải mái cười nói hơn bao giờ hết.
Phòng ngừa các bệnh lý răng miệng
Trong quá trình niềng răng, việc xâm lấn tối đa cấu trúc xương hàm và tổng quát tình trạng răng sẽ giúp cho bác sĩ sớm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề tiềm ẩn về răng miệng của bạn.
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Tùy theo tình trạng và nhu cầu của mỗi khách hàng mà có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau.
Niềng răng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp niềng răng đầu tiên trong lịch sử các loại niềng. Hiệu quả niềng khá cao và được nhiều người lựa chọn bởi chi phí thực hiện khá thấp. Tuy nhiên phương pháp vẫn có một số hạn chế như thẩm mỹ và sự bất tiện khi sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp niềng răng sử dụng loại mắc cài làm từ chất liệu sứ thay vì kim loại truyền thống. Ưu điểm nổi trội nhất của mắc cài sứ là thẩm mỹ cao, khó phát hiện khi đeo trên răng. Do đó, niềng răng mắc cài sứ thường được lựa chọn đối với người lớn hay người cần thẩm mỹ cao.
Xem thêm: So sánh niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong là phương pháp niềng răng sử dụng loại mắc cài đặt ở mặt sau của răng (mặt áp sát vào lưỡi) thay vì mặt trước như thông thường. Tuy nhiên, mắc cài mặt trong có nhược điểm là giá thành cao và khó khăn hơn trong quá trình điều trị.
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại sử dụng loại mắc cài làm từ chất liệu nhựa trong suốt. So với mắc cài truyền thống thì Invisalign có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như khó nhận biết, độ thẩm mỹ cao, máng răng linh hoạt có thể tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, niềng răng Invisalign giúp kiểm soát được quá trình điều trị chính xác với công nghệ hiện đại và thời gian điều trị ngắn hơn so với mắc cài kim loại.
Xem thêm: Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng có đau không?
Niềng răng có đau không là một câu hỏi được hầu hết các bạn muốn niềng đều băn khoăn và đây có thể là lý do khiến bạn trăn trở khi quyết định niềng.
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, trường hợp hay ngưỡng chịu đau của mỗi người mà các cấp độ đau có thể khác nhau, hoặc có những người không có cảm giác đau khi niềng.
Theo số đông, cảm giác đau khi niềng răng là sự căng tức, ê buốt do dây cung siết các răng lại với nhau. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì cảm giác đau này sẽ chỉ xảy ra trong vài ngày đầu, sau khi đã quen với việc siết răng bạn sẽ cảm thấy bình thường.
Giai đoạn nào là đau nhất khi niềng răng?
Niềng răng có đau không tùy thuộc vào mỗi giai đoạn niềng răng, bạn sẽ có những cảm giác đau nhức và ê buốt khác nhau tùy theo cơ địa và kỹ thuật của bác sĩ.
Một số các giai đoạn được xem là đau nhất khi niềng răng có thể kể đến như: gắn mắc cài lên răng, khi tách kẽ răng, nhổ răng để tạo khoảng trống di chuyển răng và siết răng định kỳ. Cụ thể:
Khi tách kẽ răng
Đây là bước chuẩn bị trước khi gắn mắc cài niềng răng. Mục đích của việc này nhằm tạo khoảng trống giữa các răng giúp cho răng di chuyển dễ dàng hơn khi niềng. Sau khi tách kẽ răng, bạn sẽ cảm thấy ê răng, cộm, khó chịu và đau nhói khi nhai cắn thức ăn.
Khi gắn mắc cài lên răng
Lúc này, cơ thể bạn phải thích nghi với sự có mặt của vật ngoại lai là các khí cụ hỗ trợ niềng năng vào trong khoang miệng. Giai đoạn này là giai đoạn khó chịu nhất đối với những bạn vừa niềng răng. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn khi bạn đã quen với việc niềng răng.
Nhổ răng để tạo khoảng trống di chuyển răng
Có thể nói rằng đây là giai đoạn đau nhất khi niềng răng đối với những người có nỗi ám ảnh khi nhổ răng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của mỗi người mà những cảm giác đau khác nhau.
Siết răng định kỳ
Khi đến thời điểm khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng cũng như tình hình xê dịch răng của bạn và tiến hành siết răng để răng về vị trí như phác đồ điều trị đã đề ra. Quá trình siết răng này sẽ tạo ra cảm giác hơi đau. Ngoài ra, ở giai đoạn này khi bạn nhai đồ quá cứng hoặc nói quá nhanh và tạo ra ma sát với môi và má có thể dẫn đến chảy máu gây đau đớn.
Một số lời khuyên hữu ích giúp giảm đau khi niềng răng
Niềng răng có đau không cũng phụ thuộc vào cách mà bạn chăm sóc và vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng có đúng chuẩn hay không. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn giảm đau khi niềng răng:
- Dùng thuốc giảm đau khi cần thiết như các loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen giúp làm dịu triệu chứng đau nhức.
- Tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, súc miệng ngày 2 lần giúp loại bỏ thức ăn, giảm nguy cơ viêm nướu và đau răng.
- Massage nhẹ nhàng vùng hàm và nướu, xoa bóp giúp giảm bớt căng thẳng cơ, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
- Dùng nước muối ấm và đá lạnh xoa bên ngoài hàm giúp giảm khó chịu khi răng rất nhức nhối, viêm nướu.
- Sử dụng sáp chống nhạy cảm cho răng nhằm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh gây đau, nhức.
Xem thêm: Lưu ý vệ sinh răng miệng cho bạn đang niềng răng
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn một cơ sở uy tín khi niềng răng
Việc niềng răng có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp niềng, tay nghề bác sĩ hay tình trạng răng miệng của mỗi người.
Vậy nên, để giảm thiểu tối đa các cảm giác ê buốt và đau đớn khi niềng răng việc quan trọng nhất đó chính là tìm cho mình một cơ sở nha khoa uy tín cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ. Niềng răng sẽ không đau quá nhiều nếu như bạn cân nhắc những cách sau:
Lựa chọn phương pháp niềng phù hợp
Niềng răng có đau không phụ thuộc vào chất lượng và cơ chế hoạt động của mắc cài. Nhiều loại mắc cài thông thường có nhược điểm là không đảm bảo độ bền và đàn hồi của dây thun. Do đó sẽ dễ bị co kéo và xê dịch, tạo lực ma sát lớn với răng. Điều này gây cảm giác đau đớn, khó chịu kéo dài cho người điều trị.
Vì thế, để trải nghiệm quá trình niềng răng thoải mái và dễ chịu nhất, bạn nên chọn những loại mắc cài chất lượng tốt, có cơ chế hoạt động hiệu quả và an toàn cho răng miệng.
Tay nghề kỹ thuật và chuyên môn sâu rộng của bác sĩ
Chất lượng dịch vụ và tay nghề của nha sĩ chính là chìa khóa quyết định trải nghiệm niềng răng của bạn. Một địa chỉ niềng răng uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ đảm bảo tiến trình điều trị an toàn, chính xác và ít gây đau đớn.
Ngược lại, những nơi kém chất lượng có thể khiến bạn phải chịu đau đớn, thậm chí gây tổn thương cho răng miệng. Do đó, hãy dành thời gian tìm hiểu và lựa chọn nơi niềng răng uy tín để có trải nghiệm tốt nhất nhé!
Xem thêm: Địa chỉ niềng răng uy tín, chất lượng và an toàn tại Quận 1
Nền xương răng của bệnh nhân không gặp vấn đề
Chất lượng xương ổ răng là yếu tố then chốt quyết định mức độ niềng răng có đau không. Nếu xương răng chắc khỏe, có khả năng thích ứng tốt với áp lực từ mắc cài thì quá trình di chuyển và can thiệp vào răng sẽ ít gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
Ngược lại, xương răng yếu, giòn sẽ không thể chống chọi với lực kéo mạnh của mắc cài dẫn đến rung lắc, lung lay quá mức gây tổn thương đến tủy răng. Điều này khiến người điều trị cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn.
Một số câu hỏi thường gặp khi niềng răng
Niềng răng mất thời gian bao lâu?
Thời gian niềng răng trung bình từ 1- 3 năm, tùy theo mức độ lệch răng và phương pháp điều trị. Ngắn nhất có thể chỉ 6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài đến 4 năm.
Những ai không nên niềng răng?
Nếu như bạn thuộc các trường hợp sau thì nhất định không nên niềng răng:
- Mắc các bệnh lý về răng miệng quá nặng như viêm nha chu, sâu răng.
- Bạn đã từng trồng răng và bọc răng sứ.
- Xương hàm quá yếu không thể tác động lực mạnh.
- Mắc các bệnh lý toàn thân như tâm thần, động kinh,...
Chi phí niềng răng là bao nhiêu?
Tùy vào phương pháp, loại mắc cài và tình trạng răng miệng của bạn mà chi phí sẽ có những dao động khác nhau.
Nhìn chung, phương pháp mắc cài kim lại sẽ dao động từ 20 - 30 triệu đồng, mắc cài sứ vào khoảng 25 - 35 triệu đồng và niềng răng trong suốt là trên 40 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá ước lượng cho từng phương pháp, giá niềng răng sẽ có thể tăng cao hoặc giảm xuống dựa vào tình trạng răng và những phát sinh khác.
Xem thêm: Bảng giá niềng răng Nha khoa Cẩm Tú
Hy vọng rằng bài viết này cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết về niềng răng. Mong rằng câu hỏi “Niềng răng có đau không?” giờ đây sẽ không là sự đắn đo của bạn khi có ý định niềng răng. Niềng răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt để tiết kiệm được thời của bạn. Để đạt hiệu quả cao khi niềng răng, hãy lưu ý tìm hiểu và lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín cũng như các định cho mình một phương pháp niềng răng thích hợp.
Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng răng Implant, răng sứ thẩm mỹ và chỉnh nha, Nha khoa Cẩm Tú tự tin sẽ mang lại những trải nghiệm chuyên nghiệp nhất và an toàn nhất đến với nụ cười của bạn. Với tay nghề và chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ tại Cẩm Tú, quá trình niềng răng của bạn sẽ được tối ưu hóa và thậm chí là không gây đau.
“Trong thang đo của GCR, Cẩm Tú đạt chỉ số tuyệt đối 5/5 về chất lượng cơ sở vật chất, 97% tỷ lệ thành công đối với các ca đòi hỏi kỹ thuật cao như implant, răng sứ và chữa tủy răng” - Báo Tuổi trẻ